Sức khỏe không phải là thứ chúng ta có thể mua.
Tuy nhiên, nó có thể là một tài khoản tiết kiệm cực kỳ giá trị.

Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016

TÌM HIỂU KINH LẠC, GIÚP BẢO VỆ SỨC KHỎE

KINH LẠC 

I. Định nghĩa.

Kinh lạc là những đường vận hành khí huyết trong cơ thể con người. Kinh là những đường ống chạy dọc theo cơ thể thông suốt khắp nơi, Lạc là rất nhiều những đường ống nhỏ hơn chạy ngang nối các Kinh với nhau.

Kinh mạch và Lạc mạch làm thành một hệ thống thống nhất hoàn chỉnh trong cơ thể con người và được goị là hệ Kinh Lạc.

II. Tác dụng của Kinh Lạc.

Mười hai đường kinh mạch chính trong cơ thể liên hệ với Ngũ tạng, Lục phủ ở bên trong, với tứ chi-gân-khớp-da-lông ở bên ngoài thành một hệ thống thống nhất. Khí huyết trong cơ thể con người tuần hoàn không ngừng để duy trì sự cân bằng Âm-Dương, nuôi dưỡng gân, cốt, da, thịt bảo vệ sức khỏe con người chống lại ngoại tà xâm nhập. Sự tuần hoàn khí huyết có được phát huy đầy đủ hay không là nhờ chủ yếu vào hệ Kinh Lạc.

III. Những đường kinh lạc cơ bản.

Dinh khí bắt đầu từ Phế ở Trung tiêu theo kinh thủ Thái âm Phế đổ vào kinh Dương minh đại trường, đi tiếp theo 11 đường kinh tới kinh Quyết âm Can. Từ kinh Can đi lên đỉnh đầu đổ vào mạch Đốc, tiếp sang mạch Nhâm qua Khuyết bồn rồi trở về kinh Phế. Vòng tuần hoàn cứ như vậy.
Trong các đường kinh, có kinh Dương và kinh Âm. Khí vận hành theo vòng Đại chu thiên, giờ thịnh xuy theo thời sinh học,biến vi hoạt dụng theo Âm-Dương của Ngũ hành.

Dương khí mới phát sinh gọi là Thiếu dương.
Âm khí mới phát sinh gọi là Thiếu âm.
Dương khí cực thịnh gọi là Dương minh.
Âm khí tràn đầy gọi là Quyết âm.
Dương khí đại thịnh (tỏa rộng) gọi là Thái dương.
Âm khí đại thịnh (tỏa rộng) gọi là Thái âm.

Có Mười hai (12) đường kinh chính.

1. Thủ Thái Âm Phế Kinh 
2. Thủ Dương Minh Đại Tràng Kinh
3.Túc Dương Minh Vị Kinh 
4.Túc Thái Âm Tỳ Kinh
5.Thủ Thiếu Âm Tâm Kinh 
6.Thủ Thái Dương Tiểu Tràng Kinh 
7.Túc Thái Dương Bàng Quang Kinh 
8.Túc Thiếu Âm Thận Kinh 
9.Thủ Quyết Âm Tâm Bào Kinh
10.Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu Kinh 
11.Túc Thiếu Dương Đảm Kinh.
12.Túc Quyết Âm Can Kinh

Có mười lăm (15) Lạc: 12 Lạc của 12 Kinh, 1 Đại Lạc của Tỳ, 2 Lạc của Kỳ Kinh Bát Mạch

Những Lạc nhỏcác Tôn Lạc, Phúc Lạc chạy khắp thân thể không được tính đến.

Tuy gọi chung là Lạc Mạch nhưng xét về vị trí, chức năng, có thể phân làm 2 loại Lạc Mạch là Lạc dọc và Lạc ngang.

Lạc dọc: là những nhánh tách ra từ Kinh chính, có thể đi song song với Kinh chính nhưng nó không đi vào sâu cũng không dài như các Kinh chính (Trung Y Học Khái Luận).

Lạc ngang: (Sách Trung Y Học Khái Luận gọi là Biệt Lạc) là những nhánh từ kinh mạch rẽ ra, thường ngắn vì chủ yếu là nối kinh khí giữa các Lạc và nguyên huyệt của hai đường kinh có quan hệ Biểu Lý với nhau.

Xét kỹ về Lạc Mạch, có thể nhận thấy:

+ Lạc ngang: đa số khu trú ở khuỷu tay, bàn tay và bàn chân.
+ Lạc dọc: đi từ các kinh đến trực tiếp các tạng phủ và vùng đầu mặt.
+ Tôn Lạc: đa số nổi dưới da thành các mạch máu nhỏ.

1. Thủ Thái Âm Phế Kinh bắt đầu từ trung tiêu đi vòng xuống ruột già rồi chạy lên ngực, yết hầu đi ra cánh tay rồi chấm dứt ở đầu ngón tay cái.
2. Thủ Dương Minh Đại Tràng Kinh bắt đầu từ đầu ngón tay trỏ chạy lên vai rồi chia thành hai nhánh, một xuống ruột già, một lên đầu chấm dứt ở cạnh mũi.
3.Túc Dương Minh Vị Kinh bắt đầu từ cạnh mũi một đằng chạy lên đầu, một xuống ngực, bụng đùi chân rồi kết thúc ở ngón chân cái.
4.Túc Thái Âm Tỳ Kinh từ ngón chân cái chạy lên bụng, chia thành hai nhánh, một lên vai qua cổ tới lưỡi, một từ dạ dày qua hoành cách mạc chấm dứt ở tim.
5.Thủ Thiếu Âm Tâm Kinh bắt đầu từ tim chia thành ba nhánh, một qua hoành cách mạc xuống ruột non, một theo thực quản lên mắt, một qua phổi tới ngón tay út.
6.Thủ Thái Dương Tiểu Tràng Kinh bắt đầu từ đầu ngoài ngón tay út chạy theo tay lên vai gặp đốc mạch ở huyệt đại trung chia thành hai nhánh, một xuống ruột non, một lên mặt đi vào tai.
7.Túc Thái Dương Bàng Quang Kinh bắt đầu từ mi tâm chạy lên đỉnh đầu rồi vòng xuống cổ đi cạnh đường xương sống rồi chia làm hai nhánh chạy xuống chân và kết thúc ở cạnh bàn chân.
8.Túc Thiếu Âm Thận Kinh bắt đầu từ ngón chân út chạy theo chân qua gót chân lên đùi chia thành hai nhánh, một lên phổi, một lên lưỡi.
9.Thủ Quyết Âm Tâm Bào Kinh bắt đầu từ ngực nối liền tam tiêu rồi chạy sang cánh tay tới ngón tay giữa.
10.Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu Kinh khởi đầu từ ngón tay đeo nhẫn chạy theo tay lên vai chia thành hai nhánh, một nối liền tam tiêu, một lên cổ vòng qua tai rồi ngừng lại tại mắt.
11.Túc Thiếu Dương Đảm Kinh.
12.Túc Quyết Âm Can Kinh bắt đầu từ ngón chân cái một chạy lên theo chân lên bụng đến ngực rồi quay lại bụng, một chạy lên cổ đầu mắt vòng qua đầu để gặp Đốc mạch.
13.Đốc mạch
14.Nhâm mạch
15.Đại Lạc của Tỳ




Các tạng : Tâm-Tâm bào-Can-Tỳ-Phế-Thận có chức năng chứa các tinh khí vật chất của cơ thể, nó có thuộc tính Âm. Các đường kinh tương ứng với nó là các đường kinh Âm.

Các phủ : Tiểu trường-Tam tiêu-Đởm-Vị-Đại tràng-Bàng quang có chức năng hoạt động về tiêu hóa, truyền dẫn bài tiết, nó có thuộc tính Dương.



Tổng Hợp bởi 
Sang Phạm và Hạnh Phạm


0 nhận xét: