Sức khỏe không phải là thứ chúng ta có thể mua.
Tuy nhiên, nó có thể là một tài khoản tiết kiệm cực kỳ giá trị.

Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016

GÂN XANH NỔI TRÊN TAY VÀ CHÂN CÓ ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE?

TÌM HIỂU VỀ NỔI GÂN XANH

Khi những làn gân xanh thi nhau nổi lên, bạn không chỉ bị giảm đẹp mà ẩn theo đó còn là những mối lo về sức khỏe.

Khi chân nổi gân xanh.



Chân nổi gân xanh

Trên bắp chân tự nhiên nổi rất nhiều gân xanh. Lúc đầu, những đường gân chỉ nổi lên rất ít nhưng sau đó chằng chịt như mạng nhện.

Có cảm giác thấy hai chân tê, chuột rút, nhức mỏi, đau nhức ( giống như người bị thấp khớp gặp trái gió, trở trời), chân sưng phù, sờ tay vào thấy có những u cục nhỏ nổi lên.

Đó là triệu chứng bị suy tĩnh mạch chi dưới, nên đi khám sớm và được điều trị bằng thuốc

Triệu chứng nặng khiến cơ thể  đau nhức toàn thân, chân tay khó vận động. Khi đó các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật với chi phí khá tốn kém và thời gian điều trị khá dài, ảnh hưởng nhiều tới công việc.

Giản tĩnh mạch chân: còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới hay suy van tĩnh mạch chi dưới là thuật ngữ chỉ sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại sẽ gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh.


chân hình thành cục máu đông

Cẩn trọng khi bị nổi gân xanh

Theo BS. Hoàng Văn Dũng (Khoa Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội): Bệnh chân nổi gân xanh không quá nguy hiểm tới tình mạng, nhưng nó làm giảm khả năng vận động, gây cản trở cho cuộc sống thường ngày khiến người bệnh thường xuyên bị đau nhức, mỏi mệt chân tay.

Việc điều trị dứt điểm bệnh chân nổi gân xanh là rất khá khó khăn vì không có loại thuốc uống hay thuốc bôi nào giúp hết bệnh. Chỉ có sử dụng laser chiếu vào vùng da có mao mạch giãn trong một thời gian dài mới có thể làm hết các triệu chứng trên mà thôi.

Nguyên nhân gây bệnh chân nổi gân xanh thường liên quan đến các yếu tố như: tuổi thường là phụ nữ ngoài 30 trở lên, béo phì, có bố mẹ mắc bệnh này (di truyền), nữ giới hay mắc bệnh này hơn nam giới, những người làm công việc càng đòi hỏi đứng lâu hay ngồi lâu càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh...

Bệnh chân nổi gân xanh nếu được điều trị kịp thời thì không nguy hiểm tới tính mạng, nhưng với nhiều trường hợp không được điều trị, chân sẽ bị viêm loét (đặc biệt là vùng cổ chân) dễ dẫn đến biến chứng như hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch giãn, có thể lan lên phổi gây tắc động mạch phổi, có thể dẫn đến tử vong.

BS. Hoàng Văn Dũng khuyến cáo: "Khi thấy ở bắp chân có nhiều tĩnh mạch nổi lên, đau nhức hoặc bị chuột rút ở bắp chân không rõ nguyên nhân thì người bệnh cần đi khám để được điều trị kịp thời".

Với những người thường xuyên đứng nhiều, hoặc ngồi một chỗ nên có chế độ sinh hoạt hợp lý, đi bộ hằng ngày, chú ý đến cân nặng, tránh xa rượu bia, thuốc lá… Không nên thường xuyên ngâm chân trong nước nóng vì sẽ làm tĩnh mạch giãn nở, chân có thể bị sưng to, gây đau nhức. Chỉ nên làm 2 lần/tuần.

Khoảng 20 triệu người Việt Nam mắc bệnh suy tĩnh mạch chi dưới, đối tượng chủ yếu là nữ giới từ 35 tuổi trở lên
Nguồn Bộ Y tế


Khi tay nổi gân xanh.



Giãn tĩnh mạch tay là bệnh hiếm gặp, nhưng không phải không xảy ra. Bệnh tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh, song ảnh hưởng nhiều đến vấn đề thẩm mỹ.

Giãn tĩnh mạch tay biểu hiện rõ nhất ở phần mu bàn tay, với những đường tĩnh mạch nổi lớn (thường gọi là nổi gân xanh), ngoằn ngoèo dưới bề mặt da. Nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này là do tuổi tác. Người bị giãn tĩnh mạch tay thường tự ti, ngại giao tiếp với người ngoài.

Ngày nay, với sự tiến bộ của y học, suy giãn tĩnh mạch tay có thể được điều trị dứt điểm bằng các phương pháp như dùng laser, xơ hóa…

Tổng hợp bởi Sang Phạm

0 nhận xét: