Sức khỏe không phải là thứ chúng ta có thể mua.
Tuy nhiên, nó có thể là một tài khoản tiết kiệm cực kỳ giá trị.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Dưỡng Sinh Sức Khỏe. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Dưỡng Sinh Sức Khỏe. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016

THEO DƯỠNG SINH ĐÔNG Y THÌ KHÍ HUYẾT THÔNG, KHỎE MẠNH CẢ ĐỜI

Khí huyết thông, khỏe mạnh cả đời

Các bạn có biết tuổi thọ con người là bao nhiêu không?

Căn cứ theo kết quả nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới thì tuổi thọ con người từ 100 đến 120 tuổi, thế nhưng con người ngày nay chỉ sống đến 70 tuổi và thậm chí còn sớm hơn. Vì sao chúng ta lại sống ít đi nhiều năm đến như vậy? do nguyên nhân nào làm chúng ta không thọ lâu?.

Chúng ta hãy xem không khí mà chúng ta từng giây từng phút hít thở, nguồn nước mà chúng ta đang sử dụng có phải ngày càng ô nhiễm, còn động vật và sinh vật thì được nuôi lớn bằng thuốc kích thích, thuốc tăng trưởng.., các loại rau củ quả được trồng bằng phân bón và thuốc trừ sâu, tất cả những thứ này khi vào bên trong cơ thể sẽ thành những chất cặn bã gây tác hại lớn cho sức khỏe. Cho nên mặc dù trình độ y học ngày nay càng tăng cao nhưng các bệnh lạ thì ngày càng nhiều, tốc độ trị bệnh không theo kịp mức độ mắc bệnh.

Hiện nay con người ngày càng mẫn cảm với hai từ "sức khỏe", có rất nhiều người bình thường hay xuất hiện tay chân tê buốt, mệt mỏi, đau đầu chóng mặt, đau dạ dày, chướng dạ dày, đau mỏi vai cổ, ngủ không ngon giấc, đau mỏi lưng eo.....Các bạn có những hiện tượng này chưa?. Đây chính là tình trạng sức khỏe suy giảm, tuy biểu hiện ban đầu của tình trạng này còn nhẹ và không rõ ràng, nhưng nếu cứ kéo dài thì có thể dẫn đến nguy hiểm.

Bệnh có phải tự nhiên gây ra không?. Hoàn toàn không phải, trước khi mắc bệnh đã thể hiện trên cơ thể chúng ta rất lâu rồi, những biểu hiện này là cơ thể không được thoải mái, trên thực tế là cơ thể đang phát những tín hiệu cảnh báo của cơ thể, phải kịp thời cải thiện các vấn đề của cơ thể, chú trọng chăm sóc sức khỏe hàng ngày, nếu không sẽ tạo ra một hậu quả nghiêm trọng hơn.

duong sinh dong y


Không chú ý dưỡng sinh hằng ngày, cũng không hiểu về nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, cho nên rất nhiều người có quan niệm " mắc bệnh rồi mới uống thuốc, tiêm, truyền dịch, hoặc làm phẫu thuật..." Thế nhưng mắc bệnh rồi mới trị bệnh có phải là muộn rồi không? có phải tốn rất nhiều tiền để trị?.

Các bạn điều biết hiện nay nếu đã mắc bệnh thì đa phần là bệnh nặng, có khi còn tiêu tốn hết tất cả tài sản tích góp cả đời, thậm chí còn phải đi mượn tiền khắp nơi để chạy chửa bệnh, vậy thử hỏi hạnh phúc cả đời còn đâu nữa?.

Mà nguy hiểm hơn hiện nay có rất nhiều loại bệnh không trị được tận gốc. Ví dụ những loại bệnh rất phổ biến như: Cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, viêm gan B... Đều là những loại bệnh mà phải uống thuốc cả đời mà y học không thể trị tận gốc.

Mắc bệnh thì phải uống thuốc mà uống thuốc lại là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến tuổi thọ con người hiện đại. Theo các con số thống kê trên thế giới số người tử vong do dùng sai thuốc chiếm 1/3 tỉ lệ tử vong do bệnh gây nên. Hơn nữa hàng năm số người tử vong do dùng không đúng thuốc cao gấp 10 lần so với tỉ lệ tử vong do bệnh truyền nhiễm.

Thuốc đối với con người mà nói là con dao 2 lưỡi, vừa có tác dụng trị liệu bệnh tật, lại vừa có những phản ứng nguy hại tới sức khỏe con người. Thuốc mà chúng ta thường hay sử dụng đều có ghi rõ về tác dụng phụ hoặc phản ứng không tốt của thuốc ( những tờ hướng dẫn có trong mỗi hộp thuốc) trong tờ hướng dẫn sử dụng này đều ghi rõ những phản ứng có thể xảy ra khi sử dụng thuốc, sẽ có tác dụng phụ nào đó đối với lục phủ ngũ tạng, cho nên có câu nói " uống thuốc có tới 3 phần độc". Ý của câu nói chính là ở điểm này.

Hiện nay có tới 60% loại thuốc thường dùng có kích ứng với dạ dày, 40% khác có ảnh hưởng lớn đến gan và thận. Khi chúng ta bị cảm và sốt thường hay dùng thuốc kháng sinh để thay cho chức năng của hệ miễn dịch và kết quả là hệ miễn dịch của cơ thể ngày càng suy giảm, dẫn đến tình trạng phải dựa vào thuốc. Thuốc giảm đau, thuốc ngủ đều là những loại thuốc kích thích vào hệ thần kinh gây tê liệt hoặc làm mất tín hiệu về cảm giác đau của vị trí bị đau làm mất đi hệ thống cảnh báo của cơ thể, hạch lim pha bị viêm thì cắt bỏ làm cho hệ thống miễn dịch bài độc bị mất đi.

Những người bị bệnh tiểu đường được gọi là bệnh " ung thư không gây chết" cả đời phải uống thuốc hạ hàm lượng đường hoặc phải tiêm Insulin để thay thế chức năng của tỳ, làm cho chức năng của tỳ ngày càng kém đi, đồng thời cũng kèm theo các bệnh có hậu quả nghiêm trọng như: cao huyết áp, mỡ máu cao, bệnh về thận, sơ vỡ động mạch, đục thủy tinh thể, chức năng sinh lý giảm, tê liệt thân dưới.

Chức năng chủ yếu của thuốc hạ huyết áp là làm giản thành mạch máu, nhưng khi chúng ta không ngừng uống thuốc hạ huyết áp chính là chúng ta đang giấu một quả bom nổ chậm trong cơ thể, mạch máu của chúng ta vừa mỏng vừa dễ vỡ sẽ có một ngày chúng ta không để ý tới thì nó sẽ nổ tung, tạo thành bệnh xuất huyết não, tai biến....

Trong đông y kinh lạc thông, bách bệnh tiêu tan. " khí huyết thông khỏe mạnh cả đời." đó là bí quyết bảo vệ sức khỏe trong đông y.

Thế nào là kinh mạch? (tìm hiểu thêm) nếu kinh mạch trong cơ thể bị tắc nghẽn bởi độc tố, cặn bã thì con đường cung ứng khí huyết và dinh dưỡng trong cơ thể cũng gặp khó khăn, cơ quan lục phủ ngũ tạng vì không được cung ứng đầy đủ dinh dưỡng nên suy giảm chức năng sẽ làm cho cơ thể suy nhược mệt mỏi.

Hơn nữa khi kinh mạch tắc nghẽn sẽ tích trữ rất nhiều máu ứ và độc tố, cơ thể sẽ xuất hiện tình trạng đau mỏi, cứng cơ, cũng như một số người cảm thấy vùng vai bị cứng cơ, đau mỏi lưng eo, đông y có câu nói " thống tắc bất thông thông tắc bất thống" đó là khi kinh mạch không thông sẽ tạo cho con người những cảm giác đau đớn khó chịu. Đông y còn gọi nó là "cục tắc nghẽn". Nó mắc trong tạng phủ nào, sẽ thành thành vấn đề nghiêm trọng của tạng phủ đó: tắc ở mạch máu não tạo thành hiện tượng đau đầu, chóng mặt, xuất huyết não. Tắc ở khuôn ngực thì bị tăng sinh tuyến sữa, tắc tại gan thì dễ bị gan nhiễm mỡ và những bệnh liên quan đến gan mật, nếu tắc ở tim thì tạo thành các vấn đề về tim mạch.

Cho nên đông y nhấn mạnh: nếu kinh mạch thông suốt, bách bệnh có thể hoàn toàn tiêu tan, khí huyết được thông suốt thì con người sẽ khỏe mạnh.......

SangPham
Duongsinhsuckhoe

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

NGHE HIỂU TIẾNG NÓI BÀN TAY, DƯỠNG SINH BÀN TAY

Nghe hiểu tiếng nói bàn tay


Bàn tay có thể phản ánh lên tình trạng của cơ thể, có đúng như vậy không? chúng ta cùng nhau tìm hiểu và kiểm chứng chúng phản ánh những gì?


 Khi bên trong cơ thể chúng ta các bộ phận hoạt động không tốt thì chúng sẽ biểu hiện ra bên ngoài  để báo hiệu cho chúng ta nhận biết, nhưng đa phần chúng ta lại không quan tâm hay để ý đến.

gan xanh cua tay

Đôi bàn tay thật quý báo suốt đời người cậy trông.

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016

BẢO VỆ VAI LÀ BẢO VỆ SỨC KHỎE!!

Do cách thức sinh hoạt chúng ta có thể ảnh hưởng đến vai mà vai là nơi quan trọng nếu bị tắc nghẽn có thể dẫn đến đột quỵ, tai biến..


tac nghen vai


Trên vai có 9 đường kinh lạc.

  • Đốc mạch
  • Nhâm mạch
  • Vị kinh
  • Tâm kinh
  • Đảm kinh
  • Can kinh
  • Bàng quang kinh
  • Tiểu tràng kinh
  • Đại tràng kinh

(Tìm hiểu kinh lạc)

1. Tại sao vai lại quan trọng.


Vì vai là phần hoạt động nhiều nhất để đưa máu lên đầu não.

Vai như một ngã tư đường: phần trên kết nối với đầu não, phần dưới kết nối với tứ chi.

2. Những vấn đề liên quan đến vai.

Vai bị tắc nghẽn: đau mỏi vai cổ, đau đầu, chóng mặt, hụt hơi, huyết áp cao, tức ngực và các cơ quan tim ngực..

Vai cổ tắc nghẽn làm ảnh hưởng đến khả năng bài độc của cơ thể, tay chân lạnh, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, tim muốn đưa máu lên não phải thông qua vai.
nếu như khí huyết lên não không đủ sẽ ảnh hưởng đến da ( nám da, sạm da, sắc mặt nhợt nhạt)

3. Nguyên nhân.

Do tư thế ngồi không đúng cách.
Hay mặc quần áo hở cổ gió lạnh, khí hàng dễ thâm nhập vào người.
Tắm trể, gội đầu trể.
Lười vận động.
Nằm ngủ kê gối đầu quá cao ( thích hợp gối cao từ 6 đến 12cm tùy theo kích cỡ mỗi người).
Thần kinh không thoãi mái, hay suy nghĩ, căng thẳng.
Do quá trình ăn uống hằng ngày.

Sang Phạm
Duongsinhsuckhoe




Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016

GÂN XANH NỔI TRÊN TAY VÀ CHÂN CÓ ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE?

TÌM HIỂU VỀ NỔI GÂN XANH

Khi những làn gân xanh thi nhau nổi lên, bạn không chỉ bị giảm đẹp mà ẩn theo đó còn là những mối lo về sức khỏe.

Khi chân nổi gân xanh.



Chân nổi gân xanh

Trên bắp chân tự nhiên nổi rất nhiều gân xanh. Lúc đầu, những đường gân chỉ nổi lên rất ít nhưng sau đó chằng chịt như mạng nhện.

Có cảm giác thấy hai chân tê, chuột rút, nhức mỏi, đau nhức ( giống như người bị thấp khớp gặp trái gió, trở trời), chân sưng phù, sờ tay vào thấy có những u cục nhỏ nổi lên.

Đó là triệu chứng bị suy tĩnh mạch chi dưới, nên đi khám sớm và được điều trị bằng thuốc

Triệu chứng nặng khiến cơ thể  đau nhức toàn thân, chân tay khó vận động. Khi đó các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật với chi phí khá tốn kém và thời gian điều trị khá dài, ảnh hưởng nhiều tới công việc.

Giản tĩnh mạch chân: còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới hay suy van tĩnh mạch chi dưới là thuật ngữ chỉ sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại sẽ gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh.


chân hình thành cục máu đông

Cẩn trọng khi bị nổi gân xanh

Theo BS. Hoàng Văn Dũng (Khoa Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội): Bệnh chân nổi gân xanh không quá nguy hiểm tới tình mạng, nhưng nó làm giảm khả năng vận động, gây cản trở cho cuộc sống thường ngày khiến người bệnh thường xuyên bị đau nhức, mỏi mệt chân tay.

Việc điều trị dứt điểm bệnh chân nổi gân xanh là rất khá khó khăn vì không có loại thuốc uống hay thuốc bôi nào giúp hết bệnh. Chỉ có sử dụng laser chiếu vào vùng da có mao mạch giãn trong một thời gian dài mới có thể làm hết các triệu chứng trên mà thôi.

Nguyên nhân gây bệnh chân nổi gân xanh thường liên quan đến các yếu tố như: tuổi thường là phụ nữ ngoài 30 trở lên, béo phì, có bố mẹ mắc bệnh này (di truyền), nữ giới hay mắc bệnh này hơn nam giới, những người làm công việc càng đòi hỏi đứng lâu hay ngồi lâu càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh...

Bệnh chân nổi gân xanh nếu được điều trị kịp thời thì không nguy hiểm tới tính mạng, nhưng với nhiều trường hợp không được điều trị, chân sẽ bị viêm loét (đặc biệt là vùng cổ chân) dễ dẫn đến biến chứng như hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch giãn, có thể lan lên phổi gây tắc động mạch phổi, có thể dẫn đến tử vong.

BS. Hoàng Văn Dũng khuyến cáo: "Khi thấy ở bắp chân có nhiều tĩnh mạch nổi lên, đau nhức hoặc bị chuột rút ở bắp chân không rõ nguyên nhân thì người bệnh cần đi khám để được điều trị kịp thời".

Với những người thường xuyên đứng nhiều, hoặc ngồi một chỗ nên có chế độ sinh hoạt hợp lý, đi bộ hằng ngày, chú ý đến cân nặng, tránh xa rượu bia, thuốc lá… Không nên thường xuyên ngâm chân trong nước nóng vì sẽ làm tĩnh mạch giãn nở, chân có thể bị sưng to, gây đau nhức. Chỉ nên làm 2 lần/tuần.

Khoảng 20 triệu người Việt Nam mắc bệnh suy tĩnh mạch chi dưới, đối tượng chủ yếu là nữ giới từ 35 tuổi trở lên
Nguồn Bộ Y tế


Khi tay nổi gân xanh.



Giãn tĩnh mạch tay là bệnh hiếm gặp, nhưng không phải không xảy ra. Bệnh tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh, song ảnh hưởng nhiều đến vấn đề thẩm mỹ.

Giãn tĩnh mạch tay biểu hiện rõ nhất ở phần mu bàn tay, với những đường tĩnh mạch nổi lớn (thường gọi là nổi gân xanh), ngoằn ngoèo dưới bề mặt da. Nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này là do tuổi tác. Người bị giãn tĩnh mạch tay thường tự ti, ngại giao tiếp với người ngoài.

Ngày nay, với sự tiến bộ của y học, suy giãn tĩnh mạch tay có thể được điều trị dứt điểm bằng các phương pháp như dùng laser, xơ hóa…

Tổng hợp bởi Sang Phạm

TÌM HIỂU KINH LẠC, GIÚP BẢO VỆ SỨC KHỎE

KINH LẠC 

I. Định nghĩa.

Kinh lạc là những đường vận hành khí huyết trong cơ thể con người. Kinh là những đường ống chạy dọc theo cơ thể thông suốt khắp nơi, Lạc là rất nhiều những đường ống nhỏ hơn chạy ngang nối các Kinh với nhau.

Kinh mạch và Lạc mạch làm thành một hệ thống thống nhất hoàn chỉnh trong cơ thể con người và được goị là hệ Kinh Lạc.

II. Tác dụng của Kinh Lạc.

Mười hai đường kinh mạch chính trong cơ thể liên hệ với Ngũ tạng, Lục phủ ở bên trong, với tứ chi-gân-khớp-da-lông ở bên ngoài thành một hệ thống thống nhất. Khí huyết trong cơ thể con người tuần hoàn không ngừng để duy trì sự cân bằng Âm-Dương, nuôi dưỡng gân, cốt, da, thịt bảo vệ sức khỏe con người chống lại ngoại tà xâm nhập. Sự tuần hoàn khí huyết có được phát huy đầy đủ hay không là nhờ chủ yếu vào hệ Kinh Lạc.

III. Những đường kinh lạc cơ bản.

Dinh khí bắt đầu từ Phế ở Trung tiêu theo kinh thủ Thái âm Phế đổ vào kinh Dương minh đại trường, đi tiếp theo 11 đường kinh tới kinh Quyết âm Can. Từ kinh Can đi lên đỉnh đầu đổ vào mạch Đốc, tiếp sang mạch Nhâm qua Khuyết bồn rồi trở về kinh Phế. Vòng tuần hoàn cứ như vậy.
Trong các đường kinh, có kinh Dương và kinh Âm. Khí vận hành theo vòng Đại chu thiên, giờ thịnh xuy theo thời sinh học,biến vi hoạt dụng theo Âm-Dương của Ngũ hành.

Dương khí mới phát sinh gọi là Thiếu dương.
Âm khí mới phát sinh gọi là Thiếu âm.
Dương khí cực thịnh gọi là Dương minh.
Âm khí tràn đầy gọi là Quyết âm.
Dương khí đại thịnh (tỏa rộng) gọi là Thái dương.
Âm khí đại thịnh (tỏa rộng) gọi là Thái âm.

Có Mười hai (12) đường kinh chính.

1. Thủ Thái Âm Phế Kinh 
2. Thủ Dương Minh Đại Tràng Kinh
3.Túc Dương Minh Vị Kinh 
4.Túc Thái Âm Tỳ Kinh
5.Thủ Thiếu Âm Tâm Kinh 
6.Thủ Thái Dương Tiểu Tràng Kinh 
7.Túc Thái Dương Bàng Quang Kinh 
8.Túc Thiếu Âm Thận Kinh 
9.Thủ Quyết Âm Tâm Bào Kinh
10.Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu Kinh 
11.Túc Thiếu Dương Đảm Kinh.
12.Túc Quyết Âm Can Kinh

Có mười lăm (15) Lạc: 12 Lạc của 12 Kinh, 1 Đại Lạc của Tỳ, 2 Lạc của Kỳ Kinh Bát Mạch

Những Lạc nhỏcác Tôn Lạc, Phúc Lạc chạy khắp thân thể không được tính đến.

Tuy gọi chung là Lạc Mạch nhưng xét về vị trí, chức năng, có thể phân làm 2 loại Lạc Mạch là Lạc dọc và Lạc ngang.

Lạc dọc: là những nhánh tách ra từ Kinh chính, có thể đi song song với Kinh chính nhưng nó không đi vào sâu cũng không dài như các Kinh chính (Trung Y Học Khái Luận).

Lạc ngang: (Sách Trung Y Học Khái Luận gọi là Biệt Lạc) là những nhánh từ kinh mạch rẽ ra, thường ngắn vì chủ yếu là nối kinh khí giữa các Lạc và nguyên huyệt của hai đường kinh có quan hệ Biểu Lý với nhau.

Xét kỹ về Lạc Mạch, có thể nhận thấy:

+ Lạc ngang: đa số khu trú ở khuỷu tay, bàn tay và bàn chân.
+ Lạc dọc: đi từ các kinh đến trực tiếp các tạng phủ và vùng đầu mặt.
+ Tôn Lạc: đa số nổi dưới da thành các mạch máu nhỏ.

1. Thủ Thái Âm Phế Kinh bắt đầu từ trung tiêu đi vòng xuống ruột già rồi chạy lên ngực, yết hầu đi ra cánh tay rồi chấm dứt ở đầu ngón tay cái.
2. Thủ Dương Minh Đại Tràng Kinh bắt đầu từ đầu ngón tay trỏ chạy lên vai rồi chia thành hai nhánh, một xuống ruột già, một lên đầu chấm dứt ở cạnh mũi.
3.Túc Dương Minh Vị Kinh bắt đầu từ cạnh mũi một đằng chạy lên đầu, một xuống ngực, bụng đùi chân rồi kết thúc ở ngón chân cái.
4.Túc Thái Âm Tỳ Kinh từ ngón chân cái chạy lên bụng, chia thành hai nhánh, một lên vai qua cổ tới lưỡi, một từ dạ dày qua hoành cách mạc chấm dứt ở tim.
5.Thủ Thiếu Âm Tâm Kinh bắt đầu từ tim chia thành ba nhánh, một qua hoành cách mạc xuống ruột non, một theo thực quản lên mắt, một qua phổi tới ngón tay út.
6.Thủ Thái Dương Tiểu Tràng Kinh bắt đầu từ đầu ngoài ngón tay út chạy theo tay lên vai gặp đốc mạch ở huyệt đại trung chia thành hai nhánh, một xuống ruột non, một lên mặt đi vào tai.
7.Túc Thái Dương Bàng Quang Kinh bắt đầu từ mi tâm chạy lên đỉnh đầu rồi vòng xuống cổ đi cạnh đường xương sống rồi chia làm hai nhánh chạy xuống chân và kết thúc ở cạnh bàn chân.
8.Túc Thiếu Âm Thận Kinh bắt đầu từ ngón chân út chạy theo chân qua gót chân lên đùi chia thành hai nhánh, một lên phổi, một lên lưỡi.
9.Thủ Quyết Âm Tâm Bào Kinh bắt đầu từ ngực nối liền tam tiêu rồi chạy sang cánh tay tới ngón tay giữa.
10.Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu Kinh khởi đầu từ ngón tay đeo nhẫn chạy theo tay lên vai chia thành hai nhánh, một nối liền tam tiêu, một lên cổ vòng qua tai rồi ngừng lại tại mắt.
11.Túc Thiếu Dương Đảm Kinh.
12.Túc Quyết Âm Can Kinh bắt đầu từ ngón chân cái một chạy lên theo chân lên bụng đến ngực rồi quay lại bụng, một chạy lên cổ đầu mắt vòng qua đầu để gặp Đốc mạch.
13.Đốc mạch
14.Nhâm mạch
15.Đại Lạc của Tỳ




Các tạng : Tâm-Tâm bào-Can-Tỳ-Phế-Thận có chức năng chứa các tinh khí vật chất của cơ thể, nó có thuộc tính Âm. Các đường kinh tương ứng với nó là các đường kinh Âm.

Các phủ : Tiểu trường-Tam tiêu-Đởm-Vị-Đại tràng-Bàng quang có chức năng hoạt động về tiêu hóa, truyền dẫn bài tiết, nó có thuộc tính Dương.



Tổng Hợp bởi 
Sang Phạm và Hạnh Phạm


NGUỒN GỐC Ý NGHĨA XOA BÓP DƯỠNG SINH

Nguồn gốc ý nghĩa xoa bóp dưỡng sinh


Dưỡng sinh còn được gọi là nhiếp sinh ( giữ gìn bồi dưỡng sức khỏe), đạo sinh, dưỡng tính, vệ sinh, bảo sinh, thọ thế.., từ dưỡng sinh được thấy đầu tiên trong quyển "Trang Tử"

Sinh nghĩa là sinh mệnh, sinh tồn, sinh trưởng.
Dưỡng nghĩa là bảo dưỡng, điều dưỡng, bổ dưỡng.

Vì vậy dưỡng sinh có nghĩa là bảo dưỡng sinh mệnh, với mục đích bồi dưỡng sinh cơ, phòng ngừa bệnh tật, tăng cường sức khỏe và sự trường thọ.

Dưỡng sinh trong trung y bao gồm nhiều kỹ thuật phong phú như: thực dưỡng, dược dưỡng, châm cứu, xoa bóp, khí công, võ thuật. Dưỡng sinh và bảo vệ sức khỏe, xét từ góc độ bảo vệ sức khỏe cá nhân, hàm nghĩa của hai từ cơ bản là như nhau.



Xoa bóp dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe là một trong những phương pháp truyền thống của Trung Quốc. Mục đích của phương pháp này là dưỡng sinh ích thọ, phòng bệnh bảo vệ sức khỏe.

Xoa bóp dưỡng sinh bao gồm tự xoa bóp dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe, xoa bóp dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe bị động, xoa bóp bảo vệ sức khỏe toàn thân, xoa bóp bảo vệ sức khỏe vùng chân, xoa bóp giảm béo...Ứng dụng xoa bóp trong phòng bệnh, trị bệnh, kiện thân ích thọ đã có lịch sử lâu đời tại Trung Quốc, mấy ngàn năm nay luôn được các nhà y học nhà dưỡng sinh Trung Quốc coi trọng.



Từ đó có thể thấy dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe là một di sản quý giá của nền y học Trung Quốc. Phương pháp này áp dụng lý luận y học, vận dụng các thủ pháp khác nhau hoặc vật thay thế cho tay kích thích lên một bộ phận hoặc huyệt vị nhất định trên cơ thể người, nhằm nâng cao hoặc cải thiện sinh lý của chức năng cơ thể, tiêu trừ mệt mỏi và phòng trị bệnh.

Phương pháp này rất đơn giản, dễ làm, kinh tế thực dụng, vừa không phải uống thuốc đắng vừa không phải bị chích đau, vì vậy rất được nhiều người ưa thích và coi trọng.

Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho rằng " xoa bóp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bảo vệ sức khỏe ở thế kỷ 21".

 Xoa bóp dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe sẽ phát huy tác dụng ngày càng mạnh trong việc cường thân kiện thể, kéo dài tuổi thọ của con người.

Trích theo sách "tự xoa bóp dưỡng sinh" 
của Lạc Trọng Đạo